sửa chữa điện nước, tivi tại hà nội

Tăng phô là gì? Nguyên lý hoạt động của tăng phô

30/12/2020
Nếu bạn là dân kỹ thuật thì không còn quá xa lạ với tăng phô và công dụng của nó. Tuy nhiên với một người dùng bình thường thì Tăng phô là gì? chắc chắn sẽ là thắc mắc của nhiều người

Nếu bạn là dân kỹ thuật thì không còn quá xa lạ với tăng phô và công dụng của nó. Tuy nhiên với một người dùng bình thường thì Tăng phô là gì? chắc chắn sẽ là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng Điện nước Đô thị khám phá Tăng phô là gì? Nguyên lý hoạt động của tăng phô để lựa chọn thiết bị đèn tốt nhất nhé!

Tăng phô đèn
Tăng phô đèn

Khái niệm tăng phô là gì?

Tăng phô hay còn có tên gọi khác là chấn lưu (ballast điện tử) là bộ phận vô cùng quan trọng có trong những thiết bị chiếu sáng. Tăng phô được ứng dụng trong chiếu sáng bảo đảm cho dòng điện hoạt động ổn định và làm cho các bóng đèn phát sáng. 

Phân loại tăng phô đèn 

Tăng phô cơ: Tăng phô cơ được dùng từ khá lâu. Cơ bản thì ballast này có cuộn dây quấn quanh lõi thép, có tác dụng như một biến thế (transformer) để biến dòng điện. Đặc biệt, là để hiệu thế từ đầu vào sang dòng và hiệu thế đầu ra phù hợp với đèn. Cơ bản thì ballast từ không thay đổi tần số dòng điện.

Tăng phô điện tử: Tăng phô điện tử dùng mạch điện tử tích hợp để thực hiện tác vụ như ballast từ. Khác biệt chủ yếu giữa ballast điện tử và ballast từ là tần số điện cấp ra đã được thay đổi. Mạch điện tử chuyển đổi điện áp vào bằng cách chỉnh lưu (rectifier). Tức là chuyển đổi từ 50Hz AC thành khoảng 20000 ~ 50000 Hz DC. Ballast điện tử dùng việc chỉnh lưu này để kiểm soát dòng điện cấp ra cho đèn.

Tạo sao phải quan tâm đến yếu tố tăng phô đèn?

Tăng phô đèn rất quan trọng, nếu khách hàng để ý đến thông số này sẽ dễ dàng lựa chọn được thiết bị phù hợp cho gia đình vì:

Công dụng của tăng phô đèn
Công dụng của tăng phô đèn

  • Tăng phô cơ ( Magnetic ballast ) và tăng phô điện tử ( Electronic ballast) đều có chức năng giữ nguồn điện hoạt động ổn định, nhưng tăng phô điện có ưu điểm hơn đó là giúp bóng đèn hoạt động ổn định hơn và tiết kiệm điện hơn.
  • Với tần số hoạt động lên tới 145 Khz giúp bóng đèn hoạt động không bị nhấp nháy
  • Giúp lượng kích cho bóng hoạt động xung cao hơn
  • Giúp duy trì nguồn sáng ổn định nhờ vào tính năng ổn định công suất ngõ ra.
  • Giúp bóng đèn có sự hoạt động và kéo dài tuổi thọ hơn.
  • Giúp trong quá trình hoạt động của bóng đèn, không xảy ra bất kỳ tiếng ồn nào.
  • Tác dụng tự ngắt mạch điện khi thay bóng đèn hay tháo bóng đèn
  • Thời gian kích bóng giảm tới 50%

Nguyên lý hoạt động của tăng phô

Tăng phô điện tử là 1 bản mạch là có sự kết hợp của chỉnh lưu và nghịch lưu tạo dòng điện xoay chiều cs với tần số từ 20khz – 50khz dưới sự cộng hưởng của 2 đầu đèn, vì vậy khi kích khởi xung điện ở trên 2 đầu đèn rất cao do đó không cần tắc te.

  • Tụ hóa 10 MF + 4 x diod 4007 là mạch chỉnh lưu cung cấp điện áp 305 VDC
  • Lúc đóng điện áp, điện áp chỉnh lưu qua 1M/222 tạo xung kích cho Q, xung điện tại H1> 305v

Bảng mạch nguyên lý hoạt động của tăng phô
Bảng mạch nguyên lý hoạt động của tăng phô

  • Bằng cách đi qua 1M Ohm lúc này điện áp được nạp cho tụ tantalum 223. Khi đạt tới điện thế 30V thì diac 30 Dv10r dẫn thành 1 xung vào B của Q2, làm điện trở dẫn mạnh ở mạch kín T1 – T2 – đèn – 104 – 1 ohm – V+ có xung điện ở H = 305V
  • Theo cách bố trí này, hoạt động của Q1 và Q2 dao động từ 20KHz – 50KHz trong suốt thời gian cấp điện.
  • Khi bắt đầu khởi động T2 cộng hưởng với 472/2KV và biến áp lõi sắt bụi (hay lõi không khí), cung cấp nguồn điện cho  dòng điện xoay chiều từ 20khz – 50KHz
  • Q1 = Q2 = 2SC 2331 hoặc 2335, hay K13003, K13005, có Vce Bo = 700V trở lên. Có thể thêm các diod nối E-C và E-B để bảo vệ dòng ngược cho Q1 và Q2.
  • T1 là xuyến tròn D10mm, d2mm, f= 0,25, mỗi cuộn 3 vòng. T2 nếu là lõi không khí thì D= 10mm, h= 20mm, số vòng 350 – 370, f= 0,25 mm (cỡ dây).

Những đặc trưng cơ bản của tăng phô

  • Để lựa chọn tăng phô cho các ứng dụng trên thực tế cần để ý đến 3 thông tin là loại đèn, số lượng đèn mà chấn lưu phải làm việc đồng thời và hiệu điện thế lối vào của hệ thống chiếu sáng. Sau khi đã xác định 3 tham số đó thì chấn lưu sẽ được lựa chọn tiếp tục dựa trên các đặc trưng sau.

Đặc điểm tăng phô đèn
Đặc điểm tăng phô đèn

  • Công suất lối vào đó là tổng công suất cần thiết để cả chấn lưu và đèn làm việc như một thể thống nhất. Ta không thể tính công suất lối vào như tổng số học của công suất ballast tăng công suất đèn bởi vì đa số ballast  không điều khiển đèn làm việc hết công suất danh định. Do vậy công suất lối vào là một đại lượng cần đo chính xác sau khi xác định đúng công suất của đèn đang làm việc.
  • Mất mát công suất của tăng phô là phần công suất tổn hao riêng của chấn lưu. Nếu tổn hao này xác định được thì công suất lối vào là tổng của tổn hao này cộng với công suất đèn. Tuy nhiên việc tính này có thể dẫn đến sai phạm nếu ta không chắc chắn rằng đèn làm việc hết công suất.

Tiêu chuẩn các tăng phô điện tử 

  • Quang năng trên đèn phải đạt tối thiểu là 14.000 / chuẩn đèn 1200mm, hiệu suất > 90%
  • Nhiệt độ vận hành thường trực của tăng phô không quá 55 độ C
  • Quang năng trên đèn phải đạt 14.000 / chuẩn đèn 1200 mm.

Tùy vào môi trường chiếu sáng mà sử dụng loại tăng phô hợp lý. Hy vọng những những kiến thức về tăng phô, ballast Điện nước Đô thị cung cấp sẽ giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời!  

Xem thêm: Đèn LED là gì?
Xem thêm: Lắp đặt đèn LED cho cửa hàng.

Bình luận
Sửa chữa điện nước hỗ trợ 24/24. Giá sửa hợp lý, bảo hành dài hạn Hỗ trợ sự cố điện nước tại Hà Nội qua Zalo
Khách hàng nói về chúng tôi
Khách hàng nói về chúng tôi

Nhân viên nhiệt tình, cẩn thận, gọi là đến ngay. Cảm ơn diennuocdothi rất nhiều !

Bác Tâm
  • 84
  • 925
  • 925
  • 2.311.919
DMCA.com Protection Status
0963.668.959