Đèn led là thiết bị bán dẫn tạo ra ánh sáng. Ban đầu đèn LED chỉ được sử dụng để làm tín hiệu. Nhưng bây giờ chúng được sử dụng rộng rãi cho nhiều nhu cầu khác nhau như chiếu sáng trong nhà, ngoài trời và cả trang trí.
Tìm hiểu chung về đèn LED, Đèn LED là gì?
Đèn Led là gì? Đầu tiên, bạn cần hiểu LED ( được viết tắt từ cụm “Light Emitting Diode”) là thiết bị bán dẫn tạo ra ánh sáng. Ban đầu đèn LED chỉ được sử dụng để làm tín hiệu (ví dụ như đèn thông báo các thiết bị điện tử bật tắt, có điện hay chưa có điện,…) nhưng bây giờ chúng được sử dụng rộng rãi cho nhiều ứng dụng chiếu sáng lớn nhỏ khác nhau như chiếu sáng trong nhà, ngoài trời và cả trang trí.
Các chip LED được gắn lại với nhau nhằm nâng cao khả năng phát ánh sáng. Có ba loại tổ hợp phổ biến hiện nay là : DIP, SMD và COB. Trong ứng dụng làm thiết bị chiếu sáng, các chip LED được lắp ráp với nhau thành một nguồn phát ánh sáng nằm bên trong các sản phẩm có hình dạng như: bóng tròn, tuýp dài, hình nến, hình cầu, downlight...
Hình 1 - Cấu tạo của đèn LED
Cấu tạo của đèn LED
Có khá nhiều loại đèn LED nhưng về cơ bản cấu tạo của chúng vẫn giống nhau với các bộ phận như sau:
- Lăng kính: Ánh sáng đèn LED là ánh sáng hướng. Góc phân bố ánh sáng tiêu chuẩn của đèn LED là 180 độ. Tuy nhiên nhiều loại đèn LED có thể thay đổi góc phân bố ánh sáng được và ánh sáng phát ra vào khoảng nửa trên của bóng đèn. Góc chiếu sáng có thể được thay đổi bằng lăng kính. Lăng kính được ưu tiên sử dụng vì chúng ít cản ánh sáng và tương đối dễ sản xuất. Chất lượng bề mặt và hình dáng của lăng kính rất quan trọng để đảm bảo sự lan truyền của ánh sáng và để hạn chế tổn thất trong sản lượng ánh sáng.
- Chip LED: đây là bộ phận phát ra ánh sáng cho đèn.
- Lớp bề mặt: gắn lên đèn LED thường là một lõi kim loại PCB. Loại lõi này còn giúp chuyển nó vào bộ tản nhiệt với bề mặt tiếp xúc rộng hơn.
- Lớp tiếp xúc: Thường là keo hoặc dầu mỡ. Phần này được sử dụng để giúp tối đa hóa việc truyền tải nhiệt.
- Bộ tản nhiệt: Bộ phận này có 2 loại. Tản nhiệt chủ động và Tản nhiệt bị động. Tản nhiệt chủ động thường là quạt dùng để lưu thông không khí. Còn tản nhiệt bị động sử dụng vây kim loại để làm tiêu tán nhiệt. Trên thực tế, tản nhiệt chủ động giải nhiệt tốt hơn, nhưng trong hầu hết các ứng dụng thường dùng tản nhiệt bị đồng là đủ giúp cho bộ đèn có nhiệt độ hoạt động tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn lắp đặt đèn led âm trần chi tiết từ A đến Z
Tính năng của đèn LED
- Đèn LED có tuổi thọ và hiệu suất lớn hơn nhiều lần đèn sợi đốt và hiệu quả hơn so với hầu hết các loại đèn huỳnh quang.
- Đèn LED bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và tuổi thọ của chúng phụ thuộc lớn vào chất lượng của bộ tản nhiệt.
- Đèn LED phát sáng hoàn toàn mà không cần thời gian khởi động.
- Chi phí ban đầu để mua đèn LED thường cao hơn loại đèn sợi đốt hay huỳnh quang, tuy nhiên xét về mức độ tiết kiệm điện năng và tuổi thọ thì chúng được đánh giá tiết kiệm chi phí hơn.
- Để hoạt động được thì chip LED đòi hỏi phải chuyển đổi dòng điện từ xoay chiều sang dòng điện một chiều bằng một thiết bị biến áp và chuyển đổi gọi là driver.
Hình 2 - Đèn led được dùng làm trang trí phòng khách đẹp lung linh
Xem thêm: Thay lắp đèn led âm trần
Đặc điểm hai mặt của đèn LED
Đèn LED có những ưu điểm và hạn chế riêng như nhưng loại đèn sợi đốt hay huỳnh quang khác:
Về ưu điểm
- Phát ra nhiều quang thông ánh sáng hơn các loại khác với cùng mức công suất và chiếu sáng theo hướng
- Kích thước nhỏ gọn hơn so với các loại đèn khác
- Có thể bật và tắt nhiều lần mà không ảnh hưởng tới tuổi thọ và tuổi thọ của nó rất dài
- Có thể kết hợp với dimmer.
- Giá trị sử dụng lâu dài nên tiết kiệm được nguồn chi phí
- Sử dụng đèn Led trồng hoa tiết kiệm điện
Về ưu điểm đèn led
Về hạn chế:
- Giá mua ban đầu cao
- Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ
- Chất lượng ánh sáng không được rõ và sáng
- Rất nhạy với điện áp