Nghề sửa điện nước vất vả không như nhiều người nghĩ, cần sự yêu nghề thì mới theo được. Điện nước Đô Thị chia sẻ những kiến thức "đời" quý báu cho các anh em đã và sắp định theo nghề điện nước dân dụng
Có nên lựa chọn nghề sửa điện nước để mưu sinh ?
Trong thời buổi hiện nay, nhu cầu việc làm ngày một tăng cao, bởi vì việc làm bây giờ đa số nghề nào cũng cũng vượt cầu chứ không riêng gì nghề sửa chữa điện nước. Nghề sửa điện nước vất vả không như nhiều người nghĩ. Để tìm cho mình một công việc phù hợp với sở thích của bản thân cũng như đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định thật sự rất khó.
Tuy nhiên không phải vì thế mà ta không cần quan tâm đến công việc mình làm mà chỉ cần làm việc để có tiền. Không tìm hiểu các công ty chuyên về dịch vụ sửa chữa điện nước, đó là một suy nghĩ sai lầm. Trước khi bạn muốn xác định tìm một công việc nào đó thì ta nên tìm hiểu rõ về bản chất công việc cũng như việc đó có phù hợp với mình không, để khi làm việc ta cảm thấy thoải mái và hứng khởi cũng như có thể gắn bó lâu dài với công việc.
Bài viết này tôi viết cho những bạn đang muốn bước chân vào nghề sửa chữa điện nước hiểu rõ hơn về công việc, tiền bạc cũng như sự vất vả và trong đó cũng có những niềm vui để bạn có đủ cơ sở để quyết định có theo đuổi nghề này hay không.
Có nên lựa chọn nghề sửa điện nước để mưu sinh ?
Những nỗi khổ và niềm vui của nghề điện nước
Hiện nay các đơn vị thi công sửa chữa điện nước mọc lên ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để lựa chọn cho mình 1 đơn vị hay công ty lắp đặt điện nước uy tín theo đuổi nghề, học việc cũng như kiếm tiền phát triển tương lai là điều không phải đơn giản và khiến nhiều bạn trẻ phân vân. Đâu phải công ty nào cũng phù hợp với bạn, hay công ty nào cũng chấp nhận bạn vào làm với mức lương cao mà năng lực chưa xứng đáng. Chúng tôi sẽ phân tích một số yếu tố liên quan để bạn tìm hiểu trước khi quyết định theo đuổi đam mê.
1. Vất vả
Nói đến nghề sửa chữa điện nước này thì có lẽ ai cũng nghĩ nó có gì đâu mà vất vả, chỉ là chỗ nào hư thì sửa, chỗ nào cần thay thế thì thay thế thôi có gì đâu. Nhưng chắc chỉ có người trong nghề thì mới hiểu được sự vất vả của nghề.
Những tình huống sửa chữa lặt vặt, ừ thì nó không vất vả tí nào nhưng đâu phải điện nước nó chỉ hư lặt vặt. Nhiều tình huống nằm sâu trong vị trí khó,trên cao, và vất vả hơn hết là gặp phải những tình huống dở khóc dở cười dây điện bị chập cháy, ống nước rò rỉ âm sâu trong vách tường bắt buộc phải kiểm tra, đục phá để tìm chỗ hư hỏng mà khắc phục, nhiều khi khiến người thợ cũng nản chí.
Sửa chữa điện nước không chỉ là nghề sửa chữa khi hư mà người thợ còn phải am hiểu trong cả thi công lắp đặt điện nước thì mới tích lũy được nhiều kỹ năng xử lý các tình huống. Phải nắm rõ Các lỗi sự cố về điện nước hay gặp và các lỗi phức tạp. Tuy ta phải cắt tường, đục tường,… khi mới bắt đầu học việc nhưng kỹ năng nghề ngày càng tăng nếu là người nhạy bén chịu khó tìm hiểu và tiếp thu để trở thành người quản lý hay giám sát công trình.
Làm nghề phải chấp nhận hy sinh cái nhỏ thì mới mong nhận lại nhiều hơn, chẳng hạn như bỏ thời gian nghiên cứu thực hành thì hiểu biết ngày càng rộng. Đôi khi bị bụi bẩn, mồ hôi vì phải lao động chân tay cực nhọc, nhưng phải như vậy thì mới có kinh nghiệm, mới tiếp thu kiến thức thực hành để nâng cao tay nghề.
Nghề sửa điện nước là nghề chịu nhiều vất vả
2. Thời gian làm việc liên tục
Điện nước là nghề đòi hỏi phải có mặt ngay khi gặp sự cố. Vì thế, anh em điện nước Đô Thị luôn phải túc trực 24/24 để hỗ trợ bà con sửa chữa điện nước. Thời gian làm việc từ 5 rưỡi (sáng) đến tận khuya 11 12h đêm. Cũng chính điều này là sự khổ cực của nghề nhất, nhiều lúc mọi người đi nghỉ, anh em thợ điện nước vẫn hì hục sửa chữa. Ấy vậy mà khi các thiết bị điện nước được chữa kịp thời, chạy ổn định. Nụ cười rạng rỡ lại nở trên khuôn mặt người thợ, mọi mệt mỏi tan biến trong thoáng giây
Hỗ trợ sửa điện nước từ sáng sớm đến đêm khuya (5:30 ~ 12:00 đêm)
3. Gặp nhiều rủi ro
- Thật sự mà nói nghề nay có vô vàn rủi ro tiềm ẩn mà ta không thể nào đoán trước được.
- Làm việc trên cao thường xuyên dễ xảy ra những tình huống nguy hiểm.
- Thường xuyên làm việc với máy móc nếu không cẩn thận sẽ gây nguy hiểm như máy đục, máy cắt.
- Làm việc dưới những nơi chật hẹp, tối với mật độ bụi cao.
- Thường xuyên hít những bụi, mùi hôi,… gây khó thở
- Dễ bị giật điện gây nguy hiểm
Tuy nhiều áp lực và khó khăn như vậy, nhưng những anh em thợ đã vào làm việc lâu năm tại Điện nước Đô Thị. Lại có một tình yêu nghề cháy bỏng, làm việc quên giờ giấc. Chỉ mong những hiểu biết, trình độ của mình để phục vụ bà con.
Sửa hết mình - cẩn thận - nhiệt tình
Giúp bà con khắc phục các sự cố điện nước không mong muốn xảy ra hàng ngày