Lại một mùa mưa nữa chuẩn bị tới, người dân sắp phải đối mặt với tình trạng mưa bão, ngập úng diện rộng. Vậy làm cách nào để bảo quản đồ vật, thiết bị gia dụng ngay cả khi bị ngập trong nước ?
Xử lý thiết bị điện gia dụng bị ngập nước đúng cách như thế nào?
Lại một mùa mưa nữa chuẩn bị tới, người dân sắp phải đối mặt với tình trạng mưa bão, ngập úng diện rộng. Vậy làm cách nào để bảo quản đồ vật, thiết bị gia dụng ngay cả khi bị ngập trong nước, ngày hôm nay tại bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
Làm sạch thiết bị
Tình trạng ngập nước thường làm cho bùn đất, cặn bẩn sót lại bám vào các thiết bị. Vì thế, bạn cần phải tháo vỏ thiết bị ra, dùng nước sạch rửa vết bẩn và dùng khăn khô sạch lau khô. Tránh để tình trạng đọng lại đất bùn, vì sau một thời gian bùn sẽ hút ẩm và làm hỏng thiết bị của bạn.
Làm khô đúng cách
Có 2 bước để làm khô thiết bị, lưu ý thực hiện cẩn thận để đảm bảo thiết bị không bị hỏng hóc
- Bước 1: Sử dụng quạt máy thổi luồng gió mạnh vào thiết bị đang bị ẩm để nước bốc hơi, để lại sự khô ráo.
- Bước 2: Khi đảm bảo thiết bị đã tương đối khô, hãy dùng máy sấy để sấy khô.
Chú ý: Linh kiện điện tử chỉ chịu được nhiệt độ ở mức dao động từ 50 - 60 độ C. Do vậy, bạn nên để máy sấy ở nhiệt độ thấp nhất và cứ sấy 2-3 phút lại nghỉ 1 lần rồi mới sấy tiếp cho đến khi thiết bị khô hẳn thì dừng lại.
Cách hữu ích làm khô thiết bị điện bị dính nước
Vậy nếu trong trường hợp nhà bạn không dùng máy sấy thì xử lý làm khô như thế nào đây? Chúng tôi xin bày cho bạn một cách làm hữu ích khác như sau:
Bạn đóng hộp gỗ hoặc bìa cứng rồi sau đó cho thiết bị điện, linh kiện điện tử vào trong. Dùng khoảng 2 đến 3 bóng đèn tròn ( đèn sợi đốt) rồi bật sáng và để khoảng 8 giờ. Nhiệt độ từ bóng đèn tỏa ra (50 - 60 độ C) có thể giúp làm khô thiết bị từ ngoài đến sâu bên trong.
Trước khi cắm, đo cách điện cho thiết bị cần chú ý gì?
Sau bước làm khô thiết bị điện, bạn tuyệt đối không cắm điện chạy thử hay sử dụng ngay. Vì rất có thể nếu cắm điện vội vàng, thiết bị sẽ có nguy cơ bốc khói, cháy hoặc nổ do giữa các chi tiết máy vẫn còn ẩm, chưa thực sự khô ráo tuyệt đối. Do đó, bạn cần đo điện trở cách điện, đảm bảo độ cách điện tốt nhất. Sau đó, hãy sử dụng đồng hồ đo vạn năng, điện trở cách điện đảm bảo khoảng 0,5M mới được đóng điện.
Còn nếu bạn không tự tin về về kết quả sấy khô thiết bị hay không biết rõ về cách dùng đồng hồ đo vạn năng thì chúng tôi khuyên các bạn nên mang các thiết bị đến các trạm sửa chữa, bảo hành để được tư vấn, sửa chữa.
Không chỉ vậy, đối với các thiết bị nhiệt như tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng... ngoài việc sấy khô hoàn toàn, đo lại cách điện thì cần kiểm tra thêm độ cách nhiệt. Nếu bộ phận cách nhiệt bị ẩm, cần phải tiếp tục sấy khô.
Trên đây là các bước xử lý thiết bị gia dụng bị ngập nước đúng cách, chuẩn nhất. Mong rằng nó đã giúp ích cho chị em trong nhiều trường hợp bất ngờ, đồng thời cũng làm giảm bớt chi phí cho mọi người vào việc mua bán thiết bị mới. Khi xảy ra sự cố chập cháy điện hoặc hư hỏng các thiết bị điện, hay cần sửa chữa điện nước, gọi cho ĐN Đô Thị 0963.668.959 để được hỗ trợ nhanh chóng