sửa chữa điện nước, tivi tại hà nội

Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục sự cố ở đèn cao áp

31/12/2020
Bộ đèn cao áp ngày nay đang được sử dụng rộng rãi ở các công trình công cộng, các sân bóng, khu đô thị, nhà xưởng. Tuy nhiên trên thực tế không phải tất cả các bộ đèn cao áp đều sáng ổn định trong quá trình sử dụng.

Bộ đèn cao áp ngày nay đang được sử dụng rộng rãi ở các công trình công cộng, các sân bóng, khu đô thị, nhà xưởng. Tuy nhiên trên thực tế không phải tất cả các bộ đèn cao áp đều sáng ổn định trong quá trình sử dụng. Trong bài viết này, đội ngũ chuyên gia của Điện Nước Đô Thị xin đưa ra một số lỗi thường gặp và cách khắc phục sự cố ở đèn cao áp

Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục sự cố ở đèn cao áp
Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục sự cố ở đèn cao áp
  

Khái niệm về đèn cao áp

Đèn cao áp trên thị trường là những loại đèn được lắp đặt những nơi cần không gian chiếu sáng lớn, có công suất lớn để mang đến hiệu suất chiếu sáng hiệu quả. Đèn cao áp là loại đèn có cấu tạo và chức năng như sau:

  • Ballast: bộ hiệu chỉnh để điều chỉnh dòng điện phù hợp với những công suất bóng đèn khác nhau.
  • Tụ điện: giữa 2 bản cực đặt song song là lớp điện môi được dùng để cách điện. Chức năng của tụ điện là giúp bóng đèn ổn định độ sáng. Tụ điện được chia thành Tụ hóa, Tụ gốm và Tụ giấy vì chất liệu làm tụ là giấy, mica, gốm tẩm hóa chất để tạo thành điện môi.
  • Chấn lưu: tạo ra suất điện động tự cảm trong quá trình khởi động. Đây là một cuộn dây khi kết hợp với U nguồn sẽ tạo ra điện áp Ukđ = 400v, điện áp này sẽ tạo ra điện giữa 2 cực đen. Tuy nhiên, điện áp còn tại 2 đầu bóng chỉ khoảng 40V, số còn lại rơi trên chấn lưu trong chế độ xác lập.

Một số lỗi thường gặp của bóng đèn cao áp

Các lỗi thường gặp của bóng đèn cao áp
Các lỗi thường gặp của bóng đèn cao áp

Bóng đèn cao áp không sáng khi đã được thay mới bóng

Nguyên nhân 

  • Bóng đèn cao áp không có cùng công suất với Ballast/ tăng phô đang sử dụng.
  • Nguồn điện sử dụng không trùng khớp với chấn lưu.
  • Điện trở giữa đuôi đèn với đất có sự chênh lệch lớn.
  • Các mối nối dây dẫn bị hở. 

Cách khắc phục

  • Có thể ngửi bằng mũi sẽ thấy Ballast có mùi khét khi chấn lưu hoặc Ballast bị cháy – chập mạch.
  • Cắm 2 đầu dây Ballast vào ổ điện. Nếu xuất hiện một tia lửa mạnh, cầu chì bị đứt lúc đó chấn lưu đã bị cháy nối tắt. Tiếp tục sử dụng ballast này sẽ làm cho bóng cao áp có ánh sáng màu đỏ rực hoặc có thể nổ cháy. Nếu không có bất kì tia lửa điện nào thì Ballast đã bị cháy đứt dẫn đến đèn cao áp không sáng. 
  • Dùng bút thử bóng đèn, lấy 2 đầu của Ballast nối với 2 đầu bút thử bóng đèn.
  • Dùng bút thử điện kiểm tra Tắc te.

Khắc phục bóng đèn cao áp bị ngả ánh sáng xanh

Khắc phục bóng đèn cao áp bị ngả ánh sáng xanh

Nguyên nhân

  • Do chọn sai Ballast/Chấn lưu có công suất nhỏ hơn bóng đèn, dẫn đến bóng thiếu năng lượng hoạt động.
  • Ảnh hưởng tới khả năng chiếu sáng, chất lượng ánh sáng bị giảm.

Cách khắc phục

  • Kiểm tra xem bóng đèn và chấn lưu đang sử dụng có tương thích hay không.
  • Thay thế bằng bóng đèn cao áp khác.

Cách khắc phục đèn cao áp nhấp nháy liên tục

Đèn cao áp nhấp nháy liên tục
Đèn cao áp nhấp nháy liên tục

Nguyên nhân

  • Sử dụng không đúng loại bóng đèn hay không đủ công suất điện áp
  • Lắp đặt sai dây dẫn làm ảnh hưởng tới nguồn điện đến đèn.
  • Bóng đèn cao áp sắp bị hỏng, cần thay thế. 

Cách sửa chữa bóng đèn cao áp nhấp nháy

  • Kiểm tra lại cách đấu nối dây dẫn của đèn.
  • Kiểm tra công suất bóng đèn với công suất thực của nó.
  • Kiểm tra lắp đặt của đèn.
  • Thay thế bóng đèn cao áp khác.
  • Kiểm tra lại thông số kỹ thuật bóng và các thiết bị để thay thế phù hợp để bóng hoạt động bình thường.

Sửa chữa bóng đèn cao áp bị mờ sáng

Nguyên nhân

  • Nguồn điện không phù hợp. 
  • Các mối nối đã bị gỉ sét, hư hỏng. 
  • Lắp đặt sai các đường dây dẫn. 
  • Bóng đèn cao áp không phù hợp với mức điện áp. 
  • Chấn lưu (tăng phô) có công suất hoạt động nhỏ hơn so với công suất chiếu sáng của bóng đèn cao áp.

Cách khắc phục

  • Kiểm tra các thiết bị tại nhà xem có bị thiếu sót hoặc bị hư hỏng hay rỉ sét không?
  • Kiểm tra nguồn điện tại nơi lắp đặt bóng đèn có phù hợp với bóng đèn không?
  • Kiểm tra các đường dây nối vào bóng đèn cao áp.
  • Kiểm tra cách lắp đặt của thợ điện đối với bóng đèn.
  • Thay thế bằng bóng đèn cao áp mới phù hợp.

Sửa chữa bóng đèn cao áp liên tục tự khởi động lại

Bóng đèn cao áp liên tục tự khởi động lại
Bóng đèn cao áp liên tục tự khởi động lại

Nguyên nhân

  • Nguồn điện áp chưa ổn định, Ballads bất thường.
  • Đèn chưa tương thích với điện áp chuẩn của tăng phô cao áp.

Các cách sửa chữa

  • Nên tắt CB – Ngắt nguồn điện để kiểm tra đường điện tổng thể.
  • Nếu điện áp vẫn bình thường, thì bạn nên thay ballast mới để phù hợp với điện áp nguồn.

Trên đây là những sự cố thường gặp ở đền cao áp và cách khắc phục Điện Nước Đô Thị muốn chia sẻ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn để sửa chữa cho hệ thống đèn bị hỏng. Với những lỗi phức tạp mà bạn kiểm soát được, hãy nhờ tới sự giúp đỡ của những người có chuyên môn để thiết bị hoạt động một cách hiệu quả và an toàn nhất nhé!

Điện Nước Đô Thị - đang là một địa điểm tin dùng của hàng triệu gia đình gặp vấn đề điện nước, điện lạnh trải dài trên khắp các quận huyện thành phố Hà Nội. Chúng tôi còn chuyên cung cấp các dịch vụ lắp đặt, thay thế sửa chữa đèn LED âm trần, đèn LED chiếu sáng chất lượng nhất thủ đô. Chỉ cần gọi chúng tôi 0963.668.959,  sau 30 phút mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.

  • Cam kết 100% chất lượng thiết bị là an toàn. 
  • Hội tụ đầy đủ nhân viên sửa điều hòa tại nhà giá rẻ chuyên nghiệp với 5 năm kinh nghiệm trở nên.
  • Hàng ngàn thiết bị gặp sự cố khó xử lí nhất cũng đều được giải quyết bởi bàn tay thần kỳ từ đội ngũ chuyên nghiệp tại Điện Nước Đô Thị xử lý hiệu quả.
  • Đội ngũ tư vấn khách hàng, Sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc. Chia sẻ kinh nghiệm về thiết bị điện nước. Giúp khách hàng có sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Xem thêm: Dịch vụ lắp đặt đèn LED tại cửa hàng

Bình luận
  • 129
  • 137
  • 4.343
  • 2.045.045
DMCA.com Protection Status
0963.668.959